19/04/2019
Lượt xem: 1125
Việt Nam sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ
Việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng 10 nghĩa vụ phải thi hành
ngay khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định
CPTPP). Việt Nam dự kiến sẽ thông qua dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi cho
phù hợp với Chương 20 của Hiệp định CPTPP quy định về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trong
thời gian nay Việt Nam sẽ áp dụng theo Hiệp định vừa nêu.
Theo đó, 10 nghĩa vụ mà Việt Nam phải đáp ứng
có liên quan đến sở hữu trí tuệ là: 01 nghĩa vụ về sáng chế, 02 nghĩa vụ về
nhãn hiệu, 03 nghĩa vụ về chỉ dẫn địa lý và 04 nghĩa vụ về bảo vệ quyền, tương ứng
10 nghĩa vụ trên dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam sửa đổi, bổ sung 11 điều
cụ thể: Sửa đổi Điều 6, 60, 61, 80, 89, 136, 148, 198, 205, 2018 và bổ sung 01
Điều: Điều 120a.
Một số điểm đáng chú ý của dự thảo Luật Sở hữu
trí tuệ sửa đổi đó là thời hạn ân hạn tính mới, trình độ sáng tạo đối với sáng
chế đến 12 tháng (theo Luật cũ là 06 tháng).
Về nhãn hiệu, dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa
đổi sẽ bổ sung thêm cách thức nộp đơn sở hữu công nghiệp bằng phương tiện điện
tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến; việc li - xăng nhãn hiệu có hiệu lực theo
thỏa thuận của các bên mà không cần phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Đối với bảo vệ quyền sở hữu trí, bổ sung điều
khoản mới quy định bị đơn trong vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, nếu được
Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tóa án buộc
nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư; bổ sung quy định
về thẩm quyền xem xét của Tòa án đối với các cách tính bồi thường thiệt hại do
chủ thề quyền đưa ra khi quyết định mức bồi thường thiệt hại.
Các chủ đơn cần lưu ý, các đơn nộp sau ngày
14/01/2019 sẽ được xử lý theo quy định của Hiệp định CPTPP.
Nguyễn Phạm Thu Hiền